Tin tức

Sưu tầm: Đào Hân.
Ngày Tết Nguyên Đán của Việt Nam (Tết âm lịch), cho dù ở thành thị hay thôn quê, giàu sang hay nghèo khó, thì tục lệ trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách, hầu như nhà nào cũng trưng một mâm ngũ quả, và cố thể hiện sao cho vừa đẹp mắt vừa hàm ý những điều ước nguyện của gia chủ.
Gọi là ngũ quả nhưng thật ra chẳng ai rõ quy định là những loại quả gì mà tùy từng địa phương với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn ra các loại quả khác nhau để bày mâm ngũ quả. 
Tuy nhiên, dù là loại quả gì, mâm ngũ quả vẫn mang một ý nghĩa chung: dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia sự. Mỗi loại quả đều có mùi vị, màu sắc riêng và cũng mang những ý nghĩa nhất định.
1. Ý nghĩa mâm ngũ quả:
– Ngũ quả – thể hiện cho 5 vị Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, 5 yếu tố được cho là đã cấu thành nên vũ trũ trong quan niệm của Khổng giáo.
– Ngoài ra số 5 cũng tượng trưng cho ngũ phúc. Đầu năm đón ngũ phúc vào nhà thì cả năm sẽ tốt đẹp. Có một số quan niệm khác nhau về ngũ phúc, chẳng hạn có người cho rằng ngũ phúc bao gồm 5 chữ: Phú (giàu có), Quý (địa vị sang trọng), Thọ (sống lâu), Khang (khỏe mạnh), Ninh (bình an).
– Người Hoa thì diễn giải khác hơn khi cho rằng ngũ phúc bao gồm: Trường Thọ (không đoản mệnh), Phú Quý (có địa vị, giàu sang), Khang Ninh (khỏe mạnh, bình an), Hiếu đức (sống lương thiện, nhân hậu), Thiện chung (khi chết nhẹ nhàng, thanh thản, không tật bệnh…).
– Cách lý giải ít nhiều khác nhau, song vẫn được nhấn mạnh ở 3 chữ đầu tiên là Phú, Quý, Thọ (cũng được xem là Phúc, Lộc, Thọ) bởi người ta cho rằng chữ “Khang”, “Ninh” cũng nằm trong chữ “Thọ”.Với quan niệm về ngũ phúc như thế, người ta bày mâm ngũ quả cũng với những ước mong ấy.  
– Nếu căn cứ theo màu sắc trong triết lý phương Đông thì mâm ngũ quả phải có 5 loại quả với 5 màu khác nhau:
+ Đầu tiên là chuối xanh – ứng với mùa Xuân (hành mộc). Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy những gì tinh túy nhất của mùa Xuân để đọng thành quả ngọt; nó còn có ý nghĩa che chở, bảo bọc.
+ Thứ hai là quả Phật thủ màu vàng – tượng trưng hành thổ nên được đặt ở giữa, trong lòng nải chuối. Phật thủ là loại quả có mười cánh múi chụm lên như 10 ngón tay nên dân gian gọi là tay Phật. Phật thủ được trưng lên bàn thờ với niềm cầu mong được bàn tay Phật trời ban phúc lộc. Nếu không tìm được Phật thủ, có thể thay bằng quả bưởi chín vàng, cũng mang ý nghĩa tương tự.
 

Mâm quả phật thủ
 
+ Tiếp theo, ba loại quả khác có các màu đỏ (ứng với mùa Hạ – hành hỏa) như ớt sừng, cam-quýt chín, trứng gà, hồng…; màu trắng (ứng với mùa Thu – hành kim) như roi, đào; màu đen (ứng với mùa Đông – hành thủy) như mận, hồng xiêm…
– Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh Tết và không gian thờ cúng thêm ấm áp, rực rỡ mà hài hòa; thể hiện sinh động ý nghĩa triết học-tín ngưỡng-thẩm mỹ, đồng thời cũng chứa đựng ước vọng của con người. Mâm ngũ quả ngày Tết mang một ý nghĩa chung sâu sắc, thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành cho một năm mới sắp tới. Mỗi loại quả được lựa chọn để sắp xếp trong mâm ngũ quả đều mang những ý nghĩa riêng nhất định, ví dụ:
+ Lê (hay mật phụ): vị ngọt thanh ngụ ý việc gì cũng trơn tru, suôn sẻ.
+ Lựu: nhiều hạt tượng trưng cho vợ chồng suôn sẻ, con đàn cháu đống.
+ Đào: thể hiện sự thăng tiến.
+ Mai: hạnh phúc, không cô đơn.
+ Quả phật thủ: giống như bàn tay đức Phật, luôn chở che cho các số phận con người.
+ Táo: có nghĩa là phú quý.
+ Hồng, quýt: tượng trưng cho sự thành đạt.
+ Thanh long (rồng mây hội tụ) thể hiện sự phát tài phát lộc.
+ Bưởi, dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn.
+ Nải chuối xanh:  như bàn tay ngửa: hứng lấy may mắn, bao bọc và chở che.
+ Quả trứng gà (hay Lê-ki-ma) như hình đào tiên: lộc trời.
+ Sung: gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe và tiền bạc.
+ Đu đủ mang đến sự thịnh vượng đủ đầy.
+ Xoài: có âm na ná như “xài”, để cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn.
+ Gọi là ngũ quả nhưng thật ra, việc lựa chọn và bày biện những loại quả gì trên mâm tùy thuộc vào từng địa phương với những đặc thù về khí hậu, sản vật và quan niệm văn hóa riêng. Từ đó, người ta chọn ra những loại quả mang ý nghĩa tâm linh, tinh thần để “thiết kế” nên mâm ngũ quả.
2. Mâm ngũ quả 3 miền khác nhau:
Tuy mỗi miền mỗi khác, nhưng tựu trung, mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết vẫn là nơi hội tụ của hồn quả, hương cây, của nếp văn hóa dân tộc và của ý nguyện cầu hòa, an, đủ của người dân Việt.
*Mâm ngũ quả miền Bắc
 

Mâm ngũ quả miền Bắc
– Ở miền Bắc, trên mâm ngũ quả thường có 5 loại quả: chuối, bưởi, đào, hồng, quýt. Cách trình bày truyền thống thường gặp là nải chuối được đặt ở dưới cùng, ở giữa để đỡ lấy toàn bộ các cây trái khác. Mâm ngũ quả đẹp là mâm ngũ quả có đủ màu sắc rực rỡ. Chính giữa nải chuối xanh thẫm là quả bưởi căng mọng hoặc quả phật thủ chin vàng nổi bật. 
– Những quả chin đỏ đặt xung quanh. Những chỗ khuyết đặt xen kẽ quýt vàng, táo màu xanh hoặc những trái ớt đỏ mọng, hoàn thiện những nét trang trí cuối cùng.
*Mâm ngũ quả miền Trung.
 

Mâm ngũ quả miền Trung
– Nơi khúc ruột miền Trung nghèo khó, đất đai vốn cằn cỗi, ít hoa trái, lại thêm thời gian Tết thường rơi vào mùa đông khắc nghiệt, và cả những hậu quả thiên tai để lại từ trước đó chưa dứt nên cây trái đặc sản địa phương rất hiếm. Người dân quê không quá câu nệ hình thức ý nghĩa của mâm ngũ quả, mà chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên.
– Mặt khác, người miền Trung do chịu sự giao thoa văn hóa 2 miền Bắc – Nam nên mâm ngũ quả vẫn bày biện đủ: chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài… Rất phong phú!
*Mâm ngũ quả miền Nam
 

Mâm ngũ quả miền Nam
– Nếu như ở miền Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày lên bàn thờ, kể cả quả ớt mang vị cay đắng, miễn sao mâm ngũ quả trông đẹp mắt là được; thì người miền Nam lại có sự kiêng cữ. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi” thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu.”
– Mâm ngũ quả của người miền Nam thường có các loại trái: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (theo câu: “Cầu sung vừa đủ xài”), thêm chân đế là 3 trái thơm (dứa), thể hiện sự vững vàng. Đặc biệt, mâm ngũ quả của người miền Nam không thể thiếu cặp dưa hấu ruột đỏ vỏ xanh, tượng trưng cho lòng trung nghĩa và trinh tiết của người phương Nam.
– Do trái cây ngày càng nhiều, loại nào cũng ngon, bổ nên để thể hiện cao nhất lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, đồng thời cũng nhằm thể hiển tính trình bày mỹ thuật trong con mắt thẩm mỹ độc đáo của nhân dân, nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn, và người ta cũng không câu kệ cứng nhắc “ngũ quả” nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả. Nhiều hơn, nhưng người ta vẫn gọi là “mâm ngũ quả” và, dù đựng trong đĩa cũng vẫn gọi theo xưa là “mâm.” Bởi đó là một “sản phẩm văn hóa” đã xác lập trong quá trình lịch sử lâu dài, được khuôn đúc theo quan niệm về “bộ ngũ hoàn hảo.”
– Chưng bày mâm ngũ quả trên bàn thờ của gia đình trong những ngày Tết mang ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa độc đáo của dân Việt. Chính vì vậy, người dân Việt dù ở phương trời nào, đến ngày Tết cổ truyền vẫn không bỏ qua tục lệ này, như một sự nhắc nhở, cho bản thân và cho con cháu, về cội nguồn của mình.
3. Những điều lưu ý trước khi bày mâm ngũ quả:
– Nhiều gia đình khi mua các loại quả về, thường rửa cẩn thận cho quả bóng, đẹp. Tuy nhiên, việc rửa sẽ làm quả sớm bị héo hoặc thối nếu có chỗ đọng nước. Do đó, chỉ cần dùng khăn giấy ẩm lau sạch quả là được.
– Với những quả bưởi mà vỏ bị ố vàng hay mốc xanh, có thể hòa chút nước vôi sạch, thấm vào khăn lau đều sẽ cho vỏ bưởi vàng mà không lo đọng nước, héo bưởi.
– Do bận công việc, nhiều gia đình có thể mua quả từ ngày 27 – 28 Tết, thậm chí sớm hơn. Do đó, nếu không tính đến việc mâm quả sẽ còn để từ 30 Tết đến vài ngày sau mà chọn mua những quả đã chín đẹp, vừa mắt thì khi bày, quả đã có thể bị chín quá, lá héo, mũm vỏ. Nên lựa những quả già nhưng chưa chín quá (tùy theo thời gian mua có sát ngày 30 Tết chưa). Chuối nhất định phải là chuối xanh. Các loại quả xoài, mãng cầu, đu đủ, hồng… nên mua quả ương về bày để không bị hư hỏng.
 
 GIÁM ĐỐC                                    Vị Thủy, ngày 11 tháng 02 năm 2018.
                                                                             Người viết
 
 
 
 

Tin tức

Ngày 31/5 – 1/6 năm 2018 Trung tâm y tế Vị Thủy tổ chức tập huấn hướng dẫn thu gom, phân loại và xử lý rác thải y tế hướng dẫn quy trình rủa tay thường quy tại TTYT huyện Vị Thủy năm 2018.
Thành phần gồm Dsđh. Nguyễn Thị Huỳnh Mai Trưởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn và cùng tất cả cán bộ viên chức TTYT, Phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã, thị trấn.
           Tại buổi tập huấn Ds. Mai đã truyền đạt những kiến thức cơ bản về hướng dẫn thu gom, phân loại và xử lý rác thải y tế theo đúng quy định của thông tư số 58/2015/QĐ-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế và công văn số 7517/BYT-ĐT ngày 12 tháng 10 năm 2007 hướng  dẫn thực hiện quy trình rủa tay, phòng ngừa nhiễm khuẩn cho tất cả nhân viên y tế tại đơn vị.
Giảm thiểu khả năng lây nhiễm cho các nhân viên y tế tại TT khi thu, gom, phân loại, xử lý rác thải y tế và hướng dẫn thực hiện vệ sinh tay thường xuyên. Vệ sinh tay là một chương trình can thiệp đơn giản và có hiểu quả cao phòng ngừa nhiễm khuẩn tại Trung tâm và nhân viên y tế, tăng cường tuân thủ rửa tay và nhân viên y tế là một hoạt động ưu tiên trong kiểm soát nhiễm khuẩn.
Nhằm đảm bảo công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các khoa lâm sàng, cận lâm sàng thực hiện đúng qui định, giảm thiểu những nguy hại cho TTYT và cộng đồng do chất thải lâm sàng mang lại.
          Vì vậy, thông qua lớp tập huấn các điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, hộ sinh, y sĩ được nâng cao kiếm thức, kỹ năng, thái độ thực hiện, cũng như nâng cao chất lượng công tác kiểm soát nhiễm khuẩn TT, hạn chế tối đa khả năng gây nhiễm trùng tại TTYT.