Tin tức
Thư mời V/v mời dự Hội nghị trực tuyến triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối mạng cơ sở cung ứng thuốc
7 loại thực phẩm có lợi cho người bị đau dạ dà
Hãy thực hiện một chế độ ăn uống thật đơn giản trong giai đoạn này với các loại thực phẩm có thể xoa dịu dạ dày của bạn.
1. Chuối
Chuối được coi là nguồn tăng cường năng lượng tuyệt vời cho các vận động viên marathon bởi chúng có thể dễ dàng tiêu hóa và thường không gây khó chịu cho dạ dày.
Loại trái cây này được biết đến với vai trò cải thiện các vấn đề dạ dày vì chúng có chứa pectin – loại chất giúp quá trình đào thải chất cặn bã diễn ra một cách tự nhiên và dễ dàng hơn.
2. Đu đủ
Thêm một loại trái cây nữa vào danh sách các thực phẩm có lợi khi cơ thể bị đau dạ dày mà bạn nên áp dụng vào thực đơn.
Ăn đu đủ sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm chứng khó tiêu, và cũng có thể điều trị táo bón.
Sự kỳ diệu là các enzym papain và chymopapain trong đu đủ sẽ giúp phá vỡ làm dịu cơn đau dạ dày bằng cách thúc đẩy một môi trường axit trong bao tử.
Có thể tìm kiếm thuốc viên nén chứa chiết xuất đu đủ để thay thế và giúp cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn.
3. Cơm trắng
Khi bạn cảm thấy dạ dày của mình đang bị đảo lộn và khó chịu, hãy bổ sung những thực phẩm có vị nhạt như cơm trắng, bánh mỳ nướng hay khoai tây luộc,…
Hơn nữa, những loại thực phẩm này không làm hệ tiêu hóa của bạn thêm đầy và khó tiêu. Chúng còn giúp bạn hạn chế được nguy cơ tiêu chảy bằng cách hấp thụ chất lỏng trong dạ dày.
4. Gừng
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy gừng được sử dụng như một biện pháp cải thiện sức khỏe tiêu hóa tổng thể.
Nếu bạn quyết định thêm gừng vào chế độ ăn uống của mình, hãy nhớ dùng không quá 4gr mỗi ngày.
Bạn cũng có thể lựa chọn nhai một miếng gừng tươi hoặc kẹo gừng để thay thế.
Ngoài ra, giã gừng tươi lấy nước rồi hòa cùng nước nóng để có một ly trà gừng cũng là một cách bổ sung rất hiệu quả.
5. Táo
Giống như chuối, táo là nguồn chứa pectin giàu có, giúp giảm các triệu chứng của bệnh tiêu chảy.
Nếu bạn đang đối phó với bệnh đau dạ dày, hãy ăn táo thường xuyên và nhớ rằng: nên chế biến đi một chút như nấu chín thành nước sốt táo để cơ thể dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ.
6. Trà thảo dược
Ngoài việc giúp cho chúng ta có những phút giây thư giãn và giảm căng thẳng, các loại trà thảo dược như trà bạc hà, trà hoa cúc đã được ghi nhận có tác dụng chữa bệnh dạ dày.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy bạc hà kích hoạt kênh sản xuất antipain ở đại tràng, có tác dụng chống buồn nôn và hỗ trợ làm giảm các cơn đau dạ dày.
Hoa cúc cũng đã được chứng minh giúp giảm đau bụng và khó chịu trong dạ dày.
7. Sữa chua
Hầu hết các sản phẩm từ sữa có thể gây hại cho dạ dày khi đang có rối loạn, nhưng một khẩu phần sữa chua vừa đủ sẽ có tác dụng ngược lại hoàn toàn.
Những loại sữa chua thích hợp sẽ làm tăng lợi khuẩn trong đường ruột, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng và giảm cảm giác đầy bụng.
Hãy chọn sữa chua nguyên chất để đảm bảo chất lượng, tránh các sản phẩm bổ sung nhiều hương liệu và thành phần khác.
BVĐK tỉnh Hậu Giang phẫu thuật thành công thay khớp háng toàn phần
Sau khi kiểm tra các bác sĩ nhận định tình trạng bệnh nhân ngày càng trở nặng cần phải phẫu thuật sớm. Tuy nhiên đây là ca phẫu thuật khó nên các bác sĩ Khoa Ngoại Chấn thương của BVĐK tỉnh Hậu Giang đã liên hệ bác sĩ Khoa tuyến dưới – Bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP Hồ Chí Minh hỗ trợ theo Đề án Bệnh viện vệ tinh.
Sau gần 2 giờ phẫu thuật, sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định, hồi phục tốt, hiện vẫn được các bác sĩ tiếp tục theo dõi và chăm sóc. Đây là ca thay khớp háng thành công thứ hai kể từ khi thực hiện Đề án Bệnh viện vệ tinh chuyên ngành chấn thương chỉnh hình tại BVĐK tỉnh Hậu Giang.
Phẫu thuật thay khớp háng là một kỹ thuật khó đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật phải có trình độ chuyên môn sâu và nhiều kinh nghiệm, vì vậy việc phối hợp này sẽ giúp cho các bác sĩ BVĐK tỉnh Hậu Giang có thêm kinh nghiệm và tự tin để thực hiện kỹ thuật tốt hơn trong thời gian tới. Đồng thời giúp giảm tải cho tuyến trên, giảm chi phí và thời gian điều trị cho người bệnh, tạo điều kiện để người dân được chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Hướng tới BVĐK tỉnh sẽ tiếp tục đưa bác sĩ đi đào tạo và tiếp nhận chuyển giao các kỹ thuật mới chuyên ngành chấn thương chỉnh hình theo kế hoạch từng phần trong Đề án Bệnh viện vệ tinh chuyên ngành chấn thương chỉnh hình đã được UBND tỉnh Hậu Giang và Sở Y tế TP Hồ Chí Minh phê duyệt./.
Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe tỉnh: Tập huấn kỹ năng viết tin, bài
TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ ĐỐI VỚI TRẺ EM
TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ
ĐỐI VỚI TRẺ EM
1. Nhiễm trùng đường hô hấp dưới
Trẻ em hút thuốc thụ động có nguy cơ lớn bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới, bao gồm viêm phế quản và viêm phổi. Các chuyên gia ước tính rằng mỗi năm khoảng 150.000-300.000 trẻ em dưới 18 tháng tuổi bị viêm phế quản hoặc viêm phổi có liên quan đến ETS. Những trẻ dưới 1 tuổi là con của những người hút thuốc bị viêm phế quản hoặc viêm phổi cao gấp đôi những người không hút thuốc. Thêm vào đó, con của những người hút thuốc bị nặng hơn và thường phải nằm viện lâu hơn 20% thời gian so với con người không hút thuốc.
2. Tỷ lệ mắc và mức độ nặng của bệnh hen
Người cha hút thuốc và đặc biệt là người mẹ hút thuốc cũng làm tăng tỉ lệ mắc và mức độ nặng của hen. Những đứa trẻ trong gia đình có người hút thuốc đòi hỏi nhiều chăm sóc y tế hơn, và nguy cơ lên cơn hen hàng ngày tăng gấp 2 lần, số lần phải nhập viện để điều trị cơn hen cũng nhiều hơn so với những đứa trẻ mà các thành viên trong gia đình không hút thuốc. Trên toàn thế giới có khoảng từ 200.000-1 triệu trẻ em bị hen đang phải chịu những tác động xấu do cha mẹ chúng hút thuốc.
3. Viêm tai giữa cấp và mạn
Tiếp xúc với khói thuốc cũng làm tăng nguy cơ bị viêm tai mạn tính và tiết dịch tai giữa. Viêm tai giữa không chỉ gây nên gánh nặng về kinh tế mà còn gây điếc cho những cuộc đời còn dài của những đứa trẻ. Điếc khi trẻ còn rất nhỏ rất dễ gây nên câm và không có khả năng học tập.
4. Các bệnh đường hô hấp khác
Những trẻ em có phơi nhiễm với môi trường khói thuốc hay bị viêm họng, viêm tắc mũi, khàn tiếng, và bị cúm hơn những đứa trẻ không phơi nhiễm. Những trẻ có tiếp xúc với ETS cũng phải nạo VA và cắt Amidal nhiều hơn.
5. Ảnh hưởng cơ tim
Hút thuốc thụ động có thể ảnh hưởng lên hệ thống cơ tim của trẻ. Những ảnh hưởng này bao gồm việc hạn chế cung cấp oxy cho các mô của cơ thể, làm giảm đáp ứng của nhịp tim khi hoạt động, và làm tăng nhịp tim từ từ liên tục.
6. Bệnh đường ruột
– Hút thuốc thụ động ở trẻ em gây tăng nguy cơ phát triển bệnh Crohn gấp 5,3 lần.
– Cũng có mối liên quan giữa hút thuốc khi mang thai với bệnh Crohn, nhưng không chặt chẽ bằng hút thuốc thụ động ở trẻ sơ sinh.
– Hút thuốc thụ động cũng là một yếu tố nguy cơ gây các loại bệnh đường ruột mạn tính khác, viêm đại tràng. Những trẻ nhỏ tiếp xúc với khói thuốc thì nguy cơ bị loét đại tràng tăng gấp 2 lần so với trẻ không tiếp xúc.
Triển khai Thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2018
Qua kiểm tra, Đoàn đã kết hợp hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn về kiến thức an toàn thực phẩm nhằm hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm góp phần làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân trên địa bàn.
VIÊM TAI GIỮA CẤP Ở TRẺ EM
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, tùy theo sức đề kháng của cơ thể, tai giữa có thể bị viêm ở nhiều mức độ khác nhau:
– Viêm tai giữa xuất tiết
– Viêm tai giữa sung huyết
– Viêm tai giữa mũ
Trong viêm tai giữa cấp ở trẻ em, viêm tai giữa tiết dịch kéo dài nếu không điều trị đúng sẽ gây các di chứng nặng nề trên tai giữa và làm suy giảm chức năng nghe. Việc điều trị viêm tai giữa tiết dịch bao gồm các phương pháp điều trị khác nhau như:
– Điều tri nội khoa
– Điều trị phẩu thuật: trong đó vai trò của ống thông nhĩ trong điều trị viêm tai giữa vẫn còn rất cần thiết
Viêm tai giữa cấp thường xảy ra chủ yếu ở trẻ em, thường gặp ở trẻ từ 1 -> 6 tuổi.
Các yếu tố liên quan đến viêm tai giữa cấp gồm: giới (Nam, Nữ), ít bú sữa mẹ lúc nhũ nhi, đi học nhà trẻ đông đúc, mùa thu và đông, dùng núm vú giả, tiếp xúc các chất ô nhiễm ( khói thuốc lá…). VTGC thường xảy ra ở những tháng mùa đông và mùa thu hơn mùa hè. Tiếp xúc trước đó với vi khuẩn hay do chủng ngừa có thể ức chế vi khuẩn -> gây bệnh ở vòm mũi họng.
Nguyên nhân gây bệnh:
– Yếu tố thường gặp nhất là nhiễm trùng đường hô hấp trên / hoặc rối loạn chức năng vòi nhĩ.
– Nhiễm siêu vi vòm mũi họng dẫn đến viêm, phù nề vòi nhĩ, nhiễm siêu vi như là một tác nhân gây bệnh ở tai giữa
– Vi khuẩn thường gặp: Steptococcus, Pneumomiae, Heamophilus influenza …. Ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất là vi khuẩn gram âm: Escheria coli, enterrococci….
Triệu chứng:
– Thay đổi tùy theo lứa tuổi của trẻ: trẻ sơ sinh biểu hiện không rõ ràng, có khi chỉ là kích thích, quấy khóc, có khi bỏ bú. Trẻ lớn hơn thì bị sốt có kèm theo hoặc không kèm theo với viêm hô hấp trên, đau tai nên bé thường hay kéo tai hay dụi tai, thường than phiền có cảm giác đầy tai, thường xuất hiện trước khi phát hiện có dịch trong tai giữa. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác ít gặp hơn: Ù tai, chóng mặt, mất thăng bằng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
– Nghe kém: là triệu trứng quan trong đối với VTG thanh dịch, phát hiện nghe kém ở trẻ em không phải dễ, tùy thuộc tuổi và hoàn cảnh gia đình.
– Trong giai đoạn đầu màng nhĩ viêm đỏ, sung huyết, mất độ trong suốt. Điều trị không kịp thời và đúng phương pháp sẽ dẫn tới chảy mũ (thủng nhĩ).
Điều trị:
– Việc dùng thuốc nhỏ tai dạng thuốc tê giảm đau tại chỗ thường có chỉ định khi bệnh nhi đau nhiều và với điều kiện bệnh nhân chưa thủng nhĩ (chưa chảy dịch ở tai).
– Khi có dấu hiệu chảy dịch ở tai, người nhà nên đưa bé đến các cơ sở y tế có chuyên khoa TMH để BS hướng dẫn săn sóc + làm sạch Tai.
– Khi trẻ có biểu hiện sốt, ho, chảy mũi, đau họng,…. Người nhà nên đưa đến cơ sở y tế khám bệnh để ngừa biến chứng ở Tai.
Triển khai văn bản quy định kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám, chữa bệnh
Thực hiện chống nhiễm khuẩn ở bệnh viện là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng nhằm giảm các trường hợp mắc bệnh, giảm tử vong và giảm các chi phí do nhiễm khuẩn bệnh viện.
Kham-benh-cap-thuoc-cho-hon-500-ba-con-co-hoan-canh-kho-khan-tinh-Hau-Giang
Tham gia đoàn khám gồm có 10 bác sĩ và 30 cán bộ nhân viên của bệnh viện kết hợp cùng nhân viên trạm Y tế, trung tâm y tế. Theo đó Đoàn Khám chữa bệnh nhân đạo đã tổ chức khám các chuyên khoa Nội tim mạch, Nội tiêu hóa – Tiết niệu, Nội cơ xương khớp, Nội tiết – Hô hấp, Ngoại tổng hợp, Ngoại, Nhi, Mắt, Tai mũi họng, Răng hàm mặt, thực hiện, điện tim, thử đường huyết nhanh tư vấn sức khỏe chế độ ăn cho người lớn tuổi bị tăng huyết áp và phát phát hơn 500 cơ số thuốc miễn phí cho các hộ nghèo đang sinh sống trên địa bàn xã Vị Thủy. Bên cạnh đó, đoàn cũng tổ chức tặng quà cho bà con mỗi suất quà có giá trị gần 200 nghìn đồng, với kinh phí cho chương trình trên 120 triệu đồng từ nguồn vận động xã hội hóa.
Với mục đích, ý nghĩa của chương trình là nhằm giúp cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn trên địa bàn xã Vị Thủy huyện Vị Thủy có điều kiện được tiếp cận sớm với các dịch vụ y tế, được khám, chữa các bệnh thông thường, để các cán bộ y tế tư vấn.
Người viết
TTYT Vị Thủy
Phúc Hậu