Kiến thức phái đẹp

Hướng dẫn cách đeo băng vệ sinh không bị tràn

Nỗi lo băng vệ sinh bị tràn vào mỗi kỳ kinh nguyệt xuất hiện phổ biến ở nhiều chị em. Điều này ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của chị em đồng thời có thể trở thành tác nhân gây viêm nhiễm hoặc một số bệnh phụ khoa. Tình trạng này thể hiện các chị em vẫn chưa biết cách dùng băng vệ sinh đúng cách. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cách đeo băng vệ sinh không bị tràn nhé.

Lựa chọn băng vệ sinh phù hợp

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều những loại băng vệ sinh với những kiểu dáng và thiết kế vô cùng đa dạng. Nó có thể làm khó cho chị em trong việc lựa chọn một sản phẩm phù hợp. Tuy nhiên, chị em có thể dựa vào một vài đặc điểm dưới đây để chọn băng vệ sinh cho riêng mình.

Lựa chọn băng vệ sinh phù hợp
Lựa chọn băng vệ sinh phù hợp

Chọn băng vệ sinh có kích thước dài

Mỗi người sẽ có lượng máu kinh nguyệt khác nhau theo từng ngày, do đó nên lựa chọn đeo băng vệ sinh có kích thước dài hơn vào những ngày máu ra nhiều. Ví dụ có người, ngày kinh thứ hai là ngày ra nhiều máu nhất, cho nên sẽ lựa chọn băng vệ sinh có kích thước dài hơn so với những ngày còn lại. Những ngày sắp hết kinh, lượng máu ra ít hơn, có thể chọn băng vệ sinh hàng ngày với kích thước nhỏ hơn, điều này sẽ tạo cảm giác thoải mái khi hoạt động.

Chọn kiểu dáng phù hợp với nhu cầu sử dụng

Có 3 loại kiểu dáng băng vệ sinh phổ biến được nhiều người sử dụng như dạng miếng dán, dạng ống và dạng quần. Tùy vào độ tuổi cũng như lượng máu mà sẽ chọn kiểu dáng khác nhau. Ví dụ, đối với những chị em vừa trải qua quá trình sinh nở, lượng dịch và máu đào thải ra nhiều hơn người bình thường, nên họ có thể chọn băng vệ sinh dạng quần để tránh nguy cơ tràn băng và không lo xê dịch khi đeo băng vệ sinh thông thường.

Chọn băng vệ sinh có khả năng thấm hút cao

Các thương hiệu băng vệ sinh được bày bán hiện nay đều được quảng cáo với khả năng thấm hút cao. Tuy nhiên, sự trải nghiệm của mỗi người mới đánh giá được điều này. Cho nên bạn có thể thử sử dụng một vài thương hiệu nổi tiếng để tìm ra “chân ái” của đời mình. Hoặc cũng có thể tham khảo kinh nghiệm thông qua bạn bè và người thân để lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Chọn băng vệ sinh có độ dày vừa phải

Chị em không nên hiểu lầm về việc càng lựa chọn băng vệ sinh dày thì khả năng tràn sẽ thấp. Bởi lẽ khi đeo băng vệ sinh quá dày sẽ khiến âm đạo không được thoát khí, dễ đổ mồ hôi, từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm ngứa. Từ những lý do này, có rất nhiều loại băng vệ sinh có độ dày vừa phải thậm chí thiết kế với tính năng siêu mỏng đã ra đời. 

Cách đeo băng vệ sinh không bị tràn

Đeo băng vệ sinh đúng cách

Cách đeo băng vệ sinh dạng ống (tampon)

  1. Rửa tay sạch sẽ, giữ phần đế của tampon giữa ngón trỏ và ngón cái.
  2. Đưa tampon vào âm đạo.
  3. Nhẹ nhàng đẩy tampon vào bên trong bằng ngón tay giữa trong khi để sợi dây thòng ra ngoài âm đạo.
  4. Rút ngón tay ra trong khi vẫn để sợi dây tampon thòng ra khỏi âm đạo, để sử dụng sau này trong quá trình lấy ra.

Không nên để tampon bên trong âm đạo quá 6 giờ vì để tampon quá lâu trong âm đạo có thể gây ra một căn bệnh hiếm gặp và có khả năng gây tử vong gọi là Hội chứng sốc độc tố (TSS). Sau khi sử dụng, tampon được kéo ra bằng dây của tampon còn sót lại bên ngoài âm đạo.

Cách đeo băng vệ sinh dạng miếng

  1. Rửa tay sạch sẽ và lựa chọn không gian riêng tư như trong nhà vệ sinh
  2. Tháo bỏ miếng băng vệ sinh cũ
  3. Dán băng mới thay thế vào đáy quần sao cho điểm giữa của băng vệ sinh được đặt đúng vị trí của âm đạo.
  4. Đảm bảo các phần dán được cố định với quần lót.
  5. Vệ sinh vùng kín và lau khô trước khi kéo quần lên
  6. Rửa tay sau khi hoàn thành xong

Không nên đeo băng vệ sinh quá lâu, cách 4 tiếng bạn nên thay một miếng băng vệ sinh mới. Dù lượng máu ra ít đi chăng nữa, chị em không nên vì thế mà tiết kiệm, hoặc ngại đi thay một chiếc băng vệ sinh khác. Bởi vì nếu dùng băng vệ sinh nhiều hơn khoảng thời gian này sẽ có thể gây nên nhiều bệnh viêm nhiễm phụ khoa nguy hiểm.

Mặc quần lót ôm sát cơ thể để tránh làm xê dịch băng vệ sinh

Một cách đơn giản để chống tràn ngày đèn đỏ là hãy mặc quần lót ôm sát cơ thể của bạn. Khi đó quần lót sẽ giúp cố định băng vệ sinh và không làm băng tràn. Nếu bạn mặc quần lót mỏng và quá rộng sẽ làm băng vệ sinh dễ dịch chuyển và dễ bị tràn.

Mặc quần lót ôm sát để tránh làm xê dịch băng vệ sinh
Mặc quần lót ôm sát để tránh làm xê dịch băng vệ sinh

Có thể dùng 2 miếng băng vệ sinh cho một lần dùng

Bạn có thể dùng băng vệ sinh ban đêm với kích thước dài vào những ngày lượng kinh ra nhiều. Hoặc bạn cũng có thể dùng thêm một miếng băng vệ sinh hàng ngày nữa để dán phía mông của quần lót. Điều này có nghĩa là một miếng dán ở đúng vị trí tại âm đạo, miếng còn lại được dán nối tiếp về phía sau của quần lót.

Vận động nhẹ nhàng vào ngày đèn đỏ

Các chuyên gia cũng khuyên rằng, vào những ngày đèn đỏ, chị em nên hạn chế tham gia các hoạt động nặng như chạy, nhảy, bơi lội,…Vì nó có thể vừa khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi và vừa khiến băng vệ sinh bị tràn. Cho nên chị em cần vận động nhẹ nhàng để băng vệ sinh không bị co dúm, hoặc xô dịch.

Kiểm tra băng vệ sinh thường xuyên hơn

Để đảm bảo băng vệ sinh không bị tràn, chị em nên mang theo thêm một vài miếng băng vệ sinh trong túi xách để có thể thay thế bất cứ lúc nào. Ngoài ra nên kiểm tra băng vệ sinh thường xuyên hơn để chắc chắn rằng hiện tượng “tràn đê” vẫn chưa xuất hiện.

Tạm kết

Vừa rồi là một số cách đeo băng vệ sinh không bị tràn dành cho chị em. Mong rằng đây là sẽ là những thông tin hữu ích cho chị em để có thể áp dụng vào những ngày đèn đỏ.